04 TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ BỔ SUNG 20 NHÓM CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

AI LÀ BÊN YẾU THẾ TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HIỆN NAY?
28/11/2019
TRỰC TIẾP ĐƯA TIN KHÔNG TRUNG THỰC VỀ DOANH NGHIỆP KHÁC, PHẠT ĐẾN 300 TRIỆU ĐỒNG
13/01/2020

04 TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ BỔ SUNG 20 NHÓM CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Căn cứ theo Quyết định 34/2019/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18/12/2019 và có hiệu lực từ ngày 03/02/2020:

– Theo đó, dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phải đáp ứng các điều kiện:

  • Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển;
  • Sản phẩm tạo ra của dự án, phương án phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm;
  • Được cấp chứng nhận hoặc cam kết công bố áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho dự án, phương án theo TCVN ISO 9001:2015, GAP…;
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về môi trường.

– Bên cạnh đó, Quyết định cũng bổ sung 20 nhóm công nghệ cao vào Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển ban hành kèm theo Quyết định 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014, đơn cử như:

  • Công nghệ cơ giới hóa, tự động hóa: Trong khai thác, phân loại lâm sản rừng trồng, trong đánh bắt thủy sản; trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch nông lâm sản;
  • Công nghệ chiếu xạ, công nghệ xử lý hơi nước nóng, công nghệ xử lý nước nóng, công nghệ sấy lạnh, sấy thăng hoa, sấy chân không trong chế biến, bảo quản nông sản;
  • Công nghệ sinh học xử lý phế phụ phẩm nông, lâm, thủy sản; xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng;
  • Công nghệ thâm canh, quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); công nghệ sản xuất cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản đảm bảo an toàn thực phẩm; công nghệ nuôi siêu thâm canh thủy sản…

Trân trọng./.