NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN KHÔNG ĐƯỢC THÀNH LẬP, QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP SAU KHI THÔI GIỮ CHỨC VỤ
07/11/2022
CÁC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THÔNG TƯ 18/2022/TT-BYT
17/02/2023

CÁC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THÔNG TƯ 12/2022/TT-NHNN

Ngày 30/9/2022 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 12/2022/TT-NHNN về hướng dẫn quản lý ngoại hối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (Sau đây gọi tắt là “Thông tư 12”) thay thế Thông tư 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016, Thông tư 05/2016 ngày 15/4/2016 và Thông tư 05/2017 ngày 30/6/2017.

Theo đó, nhìn chung Thông tư 12 được ban hành nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, các quy định có sự thay đổi chủ yếu liên quan đến các quy định hành chính điều chỉnh để góp phần giảm thiểu sự quá tải của các cơ quan nhà nước, thông qua đó nâng cao năng suất, tiết kiệm thời gian của doanh nghiệp. Cùng một số thay đổi về thủ tục hành chính, Thông tư 12 còn quy định rõ hơn cũng như bổ sung thêm các quy định về việc vay, trả nợ nước ngoài. Sau đây là những điểm đáng chú ý đã được sửa đổi, bổ sung của Thông tư 12:

1. Nguyên tắc quản lý ngoại hối đối với các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hoá trả chậm:

Thông tư 12 bổ sung các giao dịch chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi), trả phí liên quan đến khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hoá trả chậm không bắt buộc phải thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài.

2. Sử dụng Trang điện tử để khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay tự vay, tự trả:

So với các văn bản trước, Thông tư 12 đã thay đổi hình thức khai báo, đăng ký thay đổi và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay qua hình thức Trang điện tử thay vì được chọn giữa hình thức truyền thống và sử dụng trang điện tử trước đó. Tuy nhiên cần lưu ý, đối với việc báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài, bên đi vay phải sử dụng Trang điện tử để thực hiện chế độ báo cáo trực tuyến theo quy định.

3. Đối với khoản vay phải thực hiện đăng ký:

Khác với các quy định tại những văn bản cũ, Thông tư 12 quy định thời hạn hoàn thành thanh toán dư nợ gốc trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ thời điểm tròn một (01) năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên thay vì mười (10) ngày kể từ thời điểm trong một (01) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên như trước đó.

4. Thời hạn gửi hồ sơ:

Bên đi vay gửi hồ sơ cho Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Thông tư 12 trong thời hạn sau:

(i) Ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký thoả thuận vay nước ngoài trung, dài hạn;

(ii) Ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký thoả thuận gia hạn khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài hạn đối với khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên một (01) năm mà ngày ký thoả thuận gia hạn trong vòng một (01) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên;

(iii) Ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày bên đi vay được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành, ngày ký hợp đầu đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP), ngày các bên ký thoả thuận vay nợ nước ngoài để chuyển số tiền chuẩn bị đầu tư thành vốn vay (tuỳ thuộc ngày nào đến sau), áp dụng đối với khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài;

(iv) Sáu mươi (60) ngày làm việc tính từ ngày tròn một (01) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên đối với:

(a) Khoản vay quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 12 (Khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm) mà ngày ký thỏa thuận gia hạn sau một (01) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên; và

(b) Khoản vay quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 12 (Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gm cnợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn một (01) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian ba mươi (30) ngày làm việc ktừ thời điểm tròn một (01) năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên).

5. Các trường hợp phải đăng ký thay đổi khoản vay được Thông tư 12 có sửa đổi, bổ sung các nội dung thay đổi trên Trang điện từ, không cần thực hiện đăng ký thay đổi như sau:

(i) Thay đổi kế hoạch trả lãi, phí của khoản vay nước ngoài so với kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận tại văn bản xác nhận nhưng không thay đổi cách xác định lãi, phí quy định. Bên đi vay có trách nhiệm lập bảng tính lãi, phí phải trả để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở kiểm tra, theo dõi khi thực hiện việc chuyển tiền;

(ii) Thay đổi (tăng hoặc giảm) số tiền rút vốn, trả nợ gốc, lãi, phí trong phạm vi một trăm (100) đơn vị tiền tệ của đồng tiền vay nước ngoài so với số tiền đã nêu trong văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài;

(iii) Thay đổi số tiền rút vốn, trả nợ gốc thực tế của một kỳ cụ thể ít hơn số tiền được nêu tại kế hoạch rút vốn, trả nợ trên văn bản xác nhận đăng ký hoặc văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài. Luu ý: Đối với nội dung này, trước khi thực hiện rút vốn, trả nợ số tiền còn lại của kỳ đó, bên đi vay có trách nhiệm đăng ký thay đổi về kế hoạch rút vốn, trả nợ đối với số tiền còn lại chưa được thực hiện theo quy định.

6. Gửi hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay:

Trong ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày:

(i) Tổ chức kế thừa nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày các bên ký thỏa thuận về việc thay đổi bên đi vay trong trường hợp bên đi vay ban đầu bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập (tùy thuộc ngày nào đến sau) và trước khi tiếp tục rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài;

(ii) Bên đi vay hoàn thành việc cập nhật thông tin thay đổi tên và/hoặc thay đổi địa chỉ chuyển trụ sở chính sang tỉnh, thành phố khác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

(iii) Bên cho vay (hoặc tổ chức đại diện bên cho vay trong khoản vay hợp vốn – nếu có), bên bảo đảm, bên bảo lãnh hoặc các bên liên quan khác được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi gửi văn bản thông báo cho bên đi vay về việc đổi tên và trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến các bên này.

7. Thẩm quyền xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi:

Đối với tỷ giá sử dụng để xác định Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố áp dụng tại thời điểm ký các thoả thuận vay nước ngoài hoặc thoả thuận thay đổi khoản vay nước ngoài liên quan đến số tiền vay.

8. Quản lý ngoại hối đối liên quan đến giao dịch bảo đảm khoản vay tự vay, tự trả:

Đối với trường hợp bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, việc chuyển tiền bảo lãnh không bắt buộc phải thực hiện qua ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thực hiện bảo lãnh ngân hàng và thông báo cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về số tiền bảo lãnh đã thực hiện.

Trân trọng./.