04 ĐIỂM MỚI VỀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN BIẾT TỪ NGÀY 15/9/2020

XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH NẾU CÓ HÀNH VI GỬI TIN NHẮN RÁC, THƯ ĐIỆN TỬ RÁC, CUỘC GỌI RÁC KHI CHƯA ĐƯỢC SỬ ĐỒNG Ý TRƯỚC CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG
18/09/2020
TỪ NGÀY 01/9/2020, DOANH NGHIỆP PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHỈ CẦN CÔNG BỐ THÔNG TIN TRƯỚC 03 NGÀY LÀM VIỆC
29/09/2020

04 ĐIỂM MỚI VỀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN BIẾT TỪ NGÀY 15/9/2020

Căn cứ Nghị định 88/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 09/7/2020 và có hiệu lực ngày 15/9/2020:

– Theo đó, một số điểm mới về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại Nghị định 88/2020 này như sau:

(i) Hỗ trợ 100% chi phí chữa bệnh cho NLĐ: So với Nghị định 37/2016/NĐ-CPthì Nghị định mới đã nâng mức hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp lên 100% thay vì 50% như trước đây. Mặt khác, bổ sung thêm đối tượng được hưởng là “thân nhân người lao động bị bệnh nghề nghiệp” thay vì chỉ giới hạn là người lao động bị bệnh nghề nghiệp như trước đây.

(ii) Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh không quá 15 triệu đồng: So với quy Nghị định 37/2016/NĐ-CP thì mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp được giới hạn bằng một số tiền cụ thể thay vì khống chế là không quá 10 lần mức lương cơ sở/người như trước.

(iii) Giảm điều kiện hưởng tiền chữa bệnh nghề nghiệp: Nghị định mới đã bỏ điều kiện người sử dụng lao động đã tổ chức khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định. 

(iv) NLĐ không nghỉ việc không được nghỉ dưỡng sức:

  • Tại Điều 9 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Ngoài ra, khoản 2 Điều 9 Nghị định này còn quy định trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật.

Trân trọng./.