GIẤY PHÉP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG CÓ THỜI HẠN TỐI ĐA 60 THÁNG
03/04/2019
BỔ SUNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC SỬ DỤNG NGOẠI HỐI TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
02/05/2019

TÍN DỤNG TRẮNG, XÁM VÀ ĐEN

Hiện nay không khó để tìm đọc các thông tin liên quan đến những vụ truy bắt cho vay nặng lãi vì các đối tượng cho vay thường dùng các hình thức, thủ đoạn phi pháp đến mức tàn nhẫn nhằm thu hồi nợ vay cùng lãi suất. Một thực tế hiển nhiên là nhu cầu vay và cho vay không chỉ tồn tại mà ngày càng phát triển không ngừng tại Việt Nam. Cụ thể qua BẢNG SỐ LIỆU SAU:

DƯ NỢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG

 

STT

Chỉ tiêu

Số dư (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng (Giảm) so với cuối năm trước (%)

1

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

662.259,02

4,67

2

Công nghiệp và xây dựng

2.144.177,85

10,59

 

– Công nghiệp

1.444.233,56

10,05

 

– Xây dựng

699.944,29

11,71

3

Hoạt động Thương mại, Vận tải và Viễn thông

1.748.266,21

14,97

 

– Thương mại

1.528.879,31

18,61

 

– Vận tải và Viễn thông

219.386,9

-5,32

4

Các hoạt động dịch vụ khác

2.556.307,92

14,14

 

TỔNG CỘNG

7.111.011

12,3

Ghi chú: Số liệu thay đổi do NHNN rà soát và cập nhật lại số liệu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế của kỳ báo cáo trên (tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế không thay đổi). – Nguồn Ngân hàng Nhà nước.

 

Số liệu thống kê trên chưa cập nhật đến hoạt động cho vay của CÁ NHÂN và CÔNG TY KHÔNG PHẢI LÀ ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH, dĩ nhiên càng không thể cập nhật các hoạt động cho vay phi pháp.

Các củ thể có quyền cho vay hiện nay gồm CÁ NHÂN, CÔNG TY KHÔNG PHẢI LÀ ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHI NGÂN HÀNG (CÔNG TY TÀI CHÍNH và CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH), TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VÀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN. Vậy khi nào sẽ bị coi là cho vay phi pháp (TÍN DỤNG ĐEN)?

Trước tiên cần hiểu về TÍN DỤNG. Chúng ta chỉ có định nghĩa Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Qua đây cho thấy không có định nghĩa về TÍN DỤNG nên bổ sung thêm hậu tiết tố TRẮNG, XÁM, ĐEN chỉ là cách phân biệt mang tính chủ quan để bạn đọc không có điều kiện nghiên cứu có được cái nhìn chính xác nhất về lĩnh vực này.

Hệ thống luật đã quy định khá đầy đủ về quyền và nghĩa vụ cần tuân thủ của các chủ thể này. Vậy nên, nếu các khoản cho vay tuân thủ 100% luật định sẽ gọi là TÍN DỤNG TRẮNG; 100% sai luật sẽ gọi là TÍN DỤNG ĐEN; và có đúng cũng có sai sẽ gọi là TÍN DỤNG XÁM. Nhưng thực tế có bao nhiêu phần trăm TÍN DỤNG TRẮNG trong tổng dư nợ cho vay của toàn xã hội là đều không ai dám kết luận.

Để tiện cho việc theo dõi, trong phạm vi bài viết này, Chúng tôi chỉ trình bày quyền và nghĩa vụ cho vay của CÁ NHÂN, CÔNG TY KHÔNG PHẢI LÀ ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH, CÔNG TY TÀI CHÍNH và NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI vì đây là các chủ thể chiếm phần lớn tỷ trọng cấp tín dụng ra xã hội. Theo đó, ĐIỀU KIỆN CHÍNH VÀ LÃI SUẤT TỐI ĐA KHI CHO VAY (SẼ CÒN CÓ THÊM CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC NỮA) như sau:

1. CÁ NHÂN (Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015Điều 5, Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP):

(i) Không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay;

(ii) Trường hợp có thỏa thuận trả lãi vay mà không ấn định cụ thể thì mức lãi suất là 10% năm của khoản tiền vay;

(iii) Tiền lãi đã phát sinh mà chậm trả thì từ ngày trễ hạn, Tiền lãi đã phát sinh này sẽ được tính thêm lãi = (nợ lãi chưa trả) x (<=10%) x (thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc). Dân gian thường gọi là lãi chồng lãi hoặc lãi Mẹ đẻ lãi Con – tác giả!

(iv) Nếu đến hạn mà chưa trả nợ gốc thì từ ngày trễ hạn, Nợ gốc khi này sẽ được tính tiền lãi = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa thuận tối đa là 20%/năm) x (thời gian chậm trả nợ gốc).

2. CÔNG TY TÀI CHÍNH (Thông tư 43/2016/TT-NHNNThông tư 39/2016/TT-NHNN):

(i) Chỉ được cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng (Mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình; Chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục, thể thao; Chi phí sửa chữa nhà ở) đối với CÁ NHÂN;

(ii) Tổng dư nợ đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dư nợ này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật;

(iii) Lãi suất do bên cho vay và Bên Vay tự thỏa thuận;

(iv) Cùng các điều kiện áp dụng cho Ngân hàng.

3. NGÂN HÀNG (Thông tư 39/2016/TT-NHNN):

(i) Thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa;

(ii) Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

e) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

(iii) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định thì phải trả lãi thêm cho phần lãi chậm trả theo mức lãi suất do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

(iv) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

(v) Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

4. CÔNG TY KHÔNG PHẢI LÀ ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH (Nghị định 222/2013/NĐ-CP và Thông tư 09/2015/TT-BTC):

(i) Không quy định rõ lãi suất cần tuân thủ;

(ii) Buộc phải cho vay bằng chuyển khoản khi cho vay lẫn nhau.

Quá trình cho vay tuân thủ các quy định trên thì không còn gì phải bàn thảo. Mấu chốt ở chỗ nếu làm đúng như vậy thì LƯỢNG CUNG hầu như KHÔNG THỂ ĐÁP ỨNG LƯỢNG CẦU, từ đó mới có dư địa cho TÍN DỤNG XÁM VÀ ĐEN phát triển.

XÁM và ĐEN dù nói vậy nhưng cũng không dễ phân định. Dân gian hiểu rằng NHỮNG NGƯỜI CHO VAY VỚI LÃI SUẤT CAO HƠN MỨC MỨC LUẬT ĐỊNH (CÁ NHÂN cho vay) thì gọi là TÍN DỤNG ĐEN và hầu như chỉ kết luận các Chủ thể này mới ĐEN. Ngược lại, nếu NGÂN HÀNG, CÔNG TY TÀI CHÍNH cho vay sai (đúng lãi suất nhưng sai các điều kiện khác) thì không bị xã hội lên án mà khi này chỉ có NHÀ NƯỚC vào cuộc, dù rằng hậu quả của các sai phạm mang lại còn nặng hơn rất nhiều. Điển hình là các vụ Đại án Ngân hàng vừa qua. Xét ở điểm này, các sai phạm của NGÂN HÀNG không chỉ ĐEN mà phải nói là TÂM TỐI mới tương xứng!

Hãy thử tìm nguyên nhân để lý giải cho sự tồn tại và dẫn đến các sai phạm.

Thứ nhất: KHÔNG CÒN LỰA CHỌN NÀO KHÁC CỦA NGƯỜI CÓ NHU CẦU VÀ LÀ ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ ĐỂ TÍN DỤNG ĐEN PHÁT TRIỂN

– Dù biết lãi suất cao cùng hậu quả thảm khóc nếu không trả nợ và lãi đúng hạn. Song đối mặt với cái chết và tương lai chưa đoán định thì chọn cái nào? Hẵn trong Chúng ta ai cũng có câu trả lời. Và TÍN DỤNG ĐEN là lối thoát duy nhất cho những tình huống này;

– Cần hiểu rằng người cho vay dù sai nhưng họ không ép bên đi vay. họ chỉ sai khi thừa nước đục thả câu. Có bao nhiêu vụ vay nặng lãi và được trả đầy đủ rồi kết thúc giao dịch? không có tranh chấp thì cơ quan pháp luật nào biết việc này?

– Để giảm và dẫn đến xóa bỏ tín dụng đen, vấn đề không nằm ở chỗ cấm cho vay mà phải tìm cách giải quyết nhu cầu vay. Cần xem xét lại các tiêu chí cho vay để giải bài toán này thì tự khắc tín dụng đen sẽ cáo chung. Ở đây ý chí của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước là lời giải duy nhất.

Thứ hai: LUẬT ĐỊNH KHÔNG RÕ RÀNG DẪN ĐẾN ÁP DỤNG SAI và CHỦ QUAN TRONG VẬN DỤNG CŨNG NHƯ CỐ TÌNH LÁCH LUẬT

– Hiện nay dù thừa nhận (theo khoản 2 điều 6 nghị định 222/2013/nđ-cp) các công ty không phải là các định chế tài chính được quyền cho vay lẫn nhau nhưng không có quy định giới hạn về lãi suất cho vay, mức cho vay, bảo đảm tiền vay và quan trọng nhất là tỷ trọng doanh thu từ lãi suất cho vay với thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính (Vấn đề này cũng giống như hoạt động góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp có được coi là ngành nghề kinh doanh hay không và đến nay vẫn chưa có lời giải!). Việc này khi được hỏi thì cả Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước đều trả lời mình không quản lý nên không có hướng dẫn gì khác (công văn số 50/btc-tcdn ngày 03/01/2019 và công văn 2072/nhnn-pc ngày 27/32019 trả lời cho công ty luật tnhh sài gòn phú sỹ – fujilaw về hoạt động cho vay của các công ty);

– Khoản 2, Điều 8, Luật các tổ chức tín dụng CẤM CÁC TỔ CHỨC KHÔNG PHẢI LÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG thực hiện hoạt động ngân hàng (Cho vay là một trong các hoạt động ngân hàng.) nhưng Nghị định 222/2013/NĐ-CP lại cho phép;

– Việc cấp tín dụng của Ngân hàng thì tùy từng loại hình cho vay sẽ có trình tự riêng nhưng tựu trung sẽ theo các bước:

(i) Thẩm định tư cách chủ thể đi vay;

(ii) Thẩm định tính khả thi của Dự án sử dụng/nhu cầu sử dụng vốn vay;

(iii) Thẩm định và định giá tài sản giao dịch bảo đảm (úy tín) của thể đi vay;

(iv) Quyết định cho vay;

(v) Giải ngân; và

(vi) Định kỳ kiểm tra sử dụng vốn vay có đúng mục đích vay.

– Bên cạnh các điều kiện cần tuân thủ khi cho vay, việc thành lập Ngân hàng phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu chuyên môn, kinh nghiệm và Vốn pháp định. Vậy nếu cũng có thể cho vay một cách hợp pháp thì các Nhà đầu tư chỉ đăng ký Công ty mà không cần phải lập Ngân hàng. Đến đây đã thấy rõ sự chồng chéo và phi logic của các quy định, nhưng rất tiếc hai Cơ quan chuyên ngành về tài chính đều thoái thác trách nhiệm quản lý của mình. Khi này, chính các Công ty cho vay cũng không thể biết mình cấp tín dụng là TRẰNG hay ĐEN và Chúng tôi trả lời cho họ là TÍN DỤNG XÁM!

– Gần đây nổi lên loại hình cho vay tiêu dùng của các Công ty Tài chính. Theo số liêu thống kê thì hình thức giải ngân này đã tăng đến năm (05) lần trong năm (05) năm qua (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn số 14-2019 (1.477), trang 18). Không thể phủ nhận vai trò đã góp phần đẩy lùi tín dụng đen nhưng trong nhiều trường hợp chính các công ty này khi cho vay lại bị quy kết không khác gì tín dụng đen vì lãi suất cho vay dù mang tính thỏa thuận song người vay phải trả lãi còn cao hơn tín dụng đen thực thụ. Bên cạnh đó, các bước thu hồi vốn vay còn tinh vi và dữ dội hơn(!) khi này người vay chỉ biết than trời vì chủ thể cho vay được pháp luật thừa nhận chứ không như tín dụng đen. Vậy thì, dù là đen với người vay nhưng ở góc độ luật chỉ có thể coi là tín dụng xám.

– Về bản chất vay tiêu dùng cũng giống như vay dân sự nên thiết nghĩ cần đưa loại hình vay này về mức lãi suất theo Điều 468 của Bộ Luật Dân sự như điều kiện cá nhân cho vay và quy cách thức xử lý nợ vay giống Ngân hàng thương mại nhằm chuyển vùng TÍN DỤNG XÁM này thành TÍN DỤNG TRẮNG đúng khuôn khổ pháp lý.

Tóm lại, cho dù là TÍN DỤNG TRẮNG, XÁM hay ĐEN thì nó cứ vẫn tồn tại và không ngừng phát triển trong một xã hội bùng nỗ về kinh tế như Việt Nam hiện nay. Ở vai trò quản lý, các Cơ quan chuyên môn phải nhìn cho được cách vận động của quan hệ xã hội và xây dựng quy định để điều chỉnh nhằm biến quan hệ này thành quan hệ pháp luật đúng chuẩn mực. Hãy đừng thờ ơ thoái thác trách nhiệm và vô cảm với người dân, doanh nghiệp. Hãy điều chỉnh chính sách để đáp ứng nhu cầu thực sự của người dân hơn là tìm cách cấm đoán cái xấu mà vốn dĩ sẽ tồn tại vì chính người trong cuộc không còn lựa chọn khác để sinh tồn./.

Sài Gòn, ngày 05 tháng 4 năm 2019

LUẬT SƯ TRẦN VĂN TRÍ – FUJILAW