TỔNG HỢP CÁC LOẠI VỐN
24/07/2018
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
21/08/2018

TỔNG HỢP CÁC QUY ĐỊNH VỀ TIỀN LƯƠNG

I. ĐỊNH NGHĨA:

Tiền lương là khoản tiền mà Người sử dụng lao động (NSDLĐ) trả cho Người lao động (NLĐ) để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm:

  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh;
  • Phụ cấp lương;
  • Các khoản bổ sung khác.

1.1 Các loại tiền lương: 

STT

TÊN GỌI

MỨC

1

LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG

290.000 đồng/tháng

2

LƯƠNG CƠ SỞ

1.150.000 đồng/tháng

3

LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG CÔNG TY TRONG NƯỚC

540.000 đồng/tháng

4

LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG CÔNG TY NƯỚC NGOÀI

800.000 đồng/tháng

5

LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ÁP DỤNG CHUNG

1.400.000 đồng/tháng

1.2 Các loại tiền lương hiện tại:

STT

TÊN GỌI

MỨC

1

LƯƠNG CƠ SỞ

 

1.390.000 đồng/tháng

 

2

LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG

 

2.760.000 đồng/tháng

3.090.000 đồng/tháng

3.530.000 đồng/tháng

3.980.000 đồng/tháng

 

 VÌ SAO PHẢI CHIA THÀNH LƯƠNG CƠ SỞ VÀ LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG?

Mục đích áp dụng của hai loại tiền lương:

STT

TÊN GỌI

MỤC ĐÍCH

1

LƯƠNG CƠ SỞ

 

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và NLĐ (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.

2

LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG

 

Áp dụng đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo HĐLĐ và theo quy định của BLLĐ.

Trong đó mức lương trả cho NLĐ làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời gian làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải đảm bảo:

– Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;

– Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ đã qua học nghề.

1.3 Các khoản phụ cấp cụ thể:

  • Phụ cấp chức vụ, chức danh;
  • Phụ cấp trách nhiệm;
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Phụ cấp thâm niên;
  • Phụ cấp khu vực;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Phụ cấp thu hút;
  • Những phụ cấp có tính chất tương tự.

II. MỨC LƯƠNG TRẢ CHO NLĐ:

Tiền lương trả cho NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

III. ĐỒNG TIỀN TRẢ LƯƠNG NLĐ:

Tiền lương ghi trong HĐLĐ và tiền lương trả cho NLĐ được quy định bằng tiền Đồng Việt Nam, trừ trường hợp trả lương, phụ cấp lương cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Tổ chức thỏa thuận trong HĐLĐ và trả lương, thưởng, phụ cấp bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài làm việc cho chính tổ chức đó.

IV. HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG:

Hình thức trả lương: Có 03 hình thức trả lương là trả theo thời gian, theo sản phẩm và theo khoán.

  • Thời gian: NLĐ hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần; NLĐ hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.
  • Sản phẩm; và Lương khoán: NLĐ hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

V. TIỀN LƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC:

5.1 Tiền lương thử việc:

Tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

5.2 Tiền lương trong trường hợp tập nghề, tập nghề:

Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được NSDLĐ trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

5.3 Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:

(i)  Tiền lương làm thêm giờ;

(ii) NLĐ làm việc vào ban đêm (được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau);

(iii) NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm.

5.4 Tiền lương khi tạm thời chuyển đổi công việc:

NLĐ được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

5.5 Tiền lương trong trường hợp NLĐ nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH)

Trong thời gian NLĐ nghỉ việc được hưởng chế độ BHXH, NSDLĐ không phải trả lương cho NLĐ.

Đối với NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, NSDLĐ có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.

5.6 Tạm ứng tiền lương:

NLĐ được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận;

NSDLĐ phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày NLĐ tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.

5.7 Khấu trừ tiền lương:

NSDLĐ chỉ được khấu trừ tiền lương của NLĐ để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của NSDLĐ theo quy định của pháp luật.

NLĐ có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của NLĐ sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

5.8 Tiền thưởng:

Tiền thưởng là khoản tiền mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. 

Quy chế thưởng do NSDLĐ quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.