TÍNH LƯƠNG CHO NHỮNG NGÀY NGHỈ PHÉP TRÙNG VỚI NGÀY NGHỈ LỄ, TẾT

TRƯỞNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC ỦY QUYỀN LẠI KHÔNG?
22/03/2018
THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
02/05/2018

TÍNH LƯƠNG CHO NHỮNG NGÀY NGHỈ PHÉP TRÙNG VỚI NGÀY NGHỈ LỄ, TẾT

Câu 1

Nếu người lao động nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ không lương trùng với ngày nghỉ lễ tết của nhà nước quy định thì công ty có phải trả lương cho người lao động cho những ngày nghỉ lễ tết không? Căn cứ pháp luật?

Trả lời:

A. Đối với nghỉ theo chế độ Ốm Đau (Điều 26, Luật Bảo hiểm xã hội, Điều 4, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.):

1. Nếu nghỉ không phải do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế quy định thì ngày nghỉ này KHÔNG BAO GỒM LỄ, TẾT. Do vậy Công ty VẪN PHẢI TRẢ LƯƠNG CHO NHỮNG NGÀY NÀY;

2. Nếu nghỉ do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế quy định thì ngày nghỉ này BAO GỒM LỄ, TẾT. Do vậy Công ty KHÔNG PHẢI TRẢ LƯƠNG CHO NHỮNG NGÀY NÀY.

B. Đối với nghỉ theo chế độ Thai Sản:

1. Khám thai (Khoản 2, Điều 32, LBHXH): ngày nghỉ này KHÔNG BAO GỒM LỄ, TẾT. Do vậy Công ty VẪN PHẢI TRẢ LƯƠNG CHO NHỮNG NGÀY NÀY;

2. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý (Khoản 2, Điều 33, LBHXH): ngày nghỉ này BAO GỒM LỄ, TẾT. Do vậy Công ty KHÔNG PHẢI TRẢ LƯƠNG CHO NHỮNG NGÀY NÀY;

3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con (Khoản 7, Điều 34, LBHXH): ngày nghỉ này BAO GỒM LỄ, TẾT. Do vậy Công ty KHÔNG PHẢI TRẢ LƯƠNG CHO NHỮNG NGÀY NÀY.

 

Câu 2:

Theo Khoản 4 Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động: Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hàng năm:

Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 1 tháng.”

Thông thường người lao động làm việc đủ 12 tháng thì sẽ có 12 ngày phép.

Tuy nhiên nếu theo quy định này, thì giả sử người lao động nghỉ xin nghỉ việc không hưởng lương cộng dồn trong năm là 40 ngày mà được chủ sử dụng lao động đồng ý thì trong năm đó người lao động đươc tính bao nhiêu ngày phép? Căn cứ pháp luật?

Trả lời:

Điều 7 Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định:

PHÉP NĂM

=

[

SỐ NGÀY NGHỈ TĂNG THÊM (NẾU CÓ)

+

12

]

X

[

11

+

(Ngày công chuẩn -10)

]

—————————————————— ———————

————————- ——–

12

Ngày công chuẩn


Khách hàng nhập vào ngày công chuẩn cùng số ngày phép tăng thêm (nếu có) và tính ra kết quả. Nếu số lẻ nhỏ hơn (<)0.5 thì bỏ, từ (=>) 0.5 thì làm tròn thành 1.

Ví dụ không có ngày phép tăng thêm và công chuẩn là 26 là (Vì tính 30 ngày là 1 tháng nên đã có thời gian làm việc 11 tháng, chỉ trừ 10 ngày không làm việc):

PHÉP NĂM

=

[

0

+

12

]

X

[

11

+

(26 -10)

]

=

11.6

——–

———–

12

26

 

Với kết quả này làm tròn vẫn là 12 ngày phép.

 

Câu 3:

Đối với phần xin nghỉ không lương thì những ngày nghỉ lễ tết, công ty có nghĩa vụ phải trả lương cho những ngày nghỉ lễ tết không ạ?

Ví dụ xin nghỉ không lương 3 tháng từ tháng 12 đến hết tháng 2 năm sau.

Thời gian này có một ngày tết Dương lịch (01/01) và 5 ngày nghỉ tết âm lịch. Vậy đối với những ngày này có nghĩa vụ phải trả lương cho Người lao động không?

Trả lời:

Lễ/Tết là ngày Người lao động mặc nhiên được nghỉ và hưởng nguyên lương. Vậy nên chỉ trừ lương những ngày Người lao động nghỉ KHÔNG hưởng lương thôi.

Trong thời gian như ví dụ trên, Hợp đồng lao động vẫn còn hiệu lực nên Người lao động vẫn được hưởng chế độ Lễ/Tết là đúng.