Luật đổi mà tư duy chưa đổi
22/11/2017
Các khoản phải đóng của Doanh nghiệp và Người lao động
22/11/2017

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

Pháp luật hiện hành có khá nhiều quy định chồng chéo và không rõ ràng về mức tiền lương làm căn cứ đóng Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH). Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật BHXH  thì: “Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.”
Theo đó, tại Khoản 1 Điều 90 và Điểm d Khoản 1 Điều 23 Bộ Luật Lao Động 2012 quy định “tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác” và hợp đồng lao động phải có nội dung “mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác”.

Nếu đối chiếu với quy định của Bộ Luật lao động năm 2012 và Luật BHXH nêu trên thì từ ngày 1/5/2013, tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

 %image_alt%

Tuy nhiên, tại Công văn số 517/LĐTBXH-BHXH ngày 28/2/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH đối với người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định không bao gồm các khoản phụ cấp.

Xuất phát từ sự mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật nêu trên, FUJILAW đã gửi công văn hỏi trực tiếp BHXH Việt Nam để yêu cầu được hướng dẫn chính xác cách áp dụng. Ngày 10/12/2014, BHXH Việt Nam đã có văn bản trả lời chính thức như sau: tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH đối với người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định không bao gồm các khoản phụ cấp. Sau đây FUJILAW xin chia sẻ Công văn trả lời của BHXH Việt Nam để mọi người cùng tham khảo.

 %image_alt%

|22.12.2014|