Thủ tục thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam
22/11/2017
Cần sớm tháo gỡ vướng mắc của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
22/11/2017

Hợp đồng lao động vô hiệu và hệ quả pháp lý

Hợp đồng là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất trong mối quan hệ làm việc giữa Người lao động và Người sử dụng lao động. Nhưng nếu, các thỏa thuận trong đó không phù hợp với quy định của pháp luật? Hợp đồng lúc này có thể bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ, do đó để Người lao động và Người sử dụng lao động có thể nắm rõ hơn và bảo vệ được quyền lợi của mình một cách tốt nhất, bài biết này sẽ tóm tắt trình tự tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

1. Giao kết Hợp đồng lao động (“HĐLĐ”); 

2. Thanh tra kiểm tra nội dung HĐLĐ;

3. Thanh tra đề nghị sửa đổi HĐLĐ do vi phạm điều 50 BLLĐ;

4. Người sử dụng lao động (“NSDLĐ”) và Người lao động (“NLĐ”) phải sửa đổi, bổ sung HĐLĐ vi phạm trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Biên bản vi phạm (“BBVP”); 

5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn phải sửa đổi, bổ sung HĐLĐ vi phạm mà NSDLĐ và NLĐ chưa sửa đổi, bổ sung thì Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên lao động độc lập hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành gửi BBVP kèm theo bản sao HĐLĐ vi phạm cho Chánh thanh tra Sở Lao động Thương binh Xã hội (“LĐTBXH”) nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính; 

6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được BBVP, Chánh thanh tra Sở LĐTBXH xem xét, ban hành Quyết Định tuyên Bố HĐLĐ vô hiệu; 

7. Quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu gửi cho NSDLĐ và NLĐ; 

8. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu từng phần, NSDLĐ và NLĐ phải sửa đổi, bổ sung HĐLĐ bằng việc ký kết phụ lục HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới theo quy định của pháp luật:

(i) Trong thời gian từ khi tuyên bố HĐLĐ vô hiệu từng phần đến khi hai bên sửa đổi, bổ sung phần nội dung bị tuyên bố vô hiệu thì quyền và lợi ích của NLĐ được giải quyết theo quy định của Nội quy lao động (“NQLĐ”), Thỏa ước tập thể (“TƯLĐTT“) (nếu có) và quy định của pháp luật về lao động; 

(ii) HĐLĐ vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, NQLĐ, TƯLĐTT đang áp dụng thì hai bên thỏa thuận lại. NSDLĐ có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong HĐLĐ vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của NLĐ nhưng tối đa không quá 12 tháng.

9. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do người ký kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền,UBND cấp huyện nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị, chi nhánh của doanh nghiệp chỉ đạo Phòng LĐTBXH hướng dẫn NSDLĐ và NLĐ ký lại HĐLĐ theo đúng thẩm quyền:

(i) HĐLĐ được ký lại theo đúng thẩm quyền có hiệu lực kể từ ngày ký;

(ii) Thời gian NLĐ bắt đầu làm việc theo HĐLĐ do người ký kết không đúng thẩm quyền cho đến khi ký lại HĐLĐ theo đúng thẩm quyền thì quyền và lợi ích của mỗi bên được thực hiện theo thỏa thuận trong HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu do người ký kết không đúng thẩm quyền;

(iii) Thời gian NLĐ bắt đầu làm việc theo HĐLĐ do người ký kết không đúng thẩm quyền cho đến khi ký lại HĐLĐ theo đúng thẩm quyền được tính là thời gian làm việc cho NSDLĐ để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động. 

10. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng quy định quyền lợi của NLĐ thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, NQLĐ, TƯLĐTT đang áp dụng thì NSDLĐ và NLĐ có trách nhiệm giao kết HĐLĐ mới theo quy định của pháp luật về lao động:

(i) Quyền và lợi ích của mỗi bên được thực hiện theo NQLĐ, TƯLĐTT và quy định của pháp luật về lao động; 

(ii) Riêng đối với nội dung quy định về tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, NQLĐ, TƯLĐTT đang áp dụng thì NSDLĐ có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong HĐLĐ vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của NLĐ nhưng tối đa không quá 12 tháng;

11. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do công việc mà hai bên đã giao kết trong HĐLĐ là công việc bị pháp luật cấm, NSDLĐ và NLĐ có trách nhiệm giao kết HĐLĐ mới theo quy định của pháp luật về lao động;

(i) Trường hợp không giao kết được HĐLĐ mới thì NSDLĐ có trách nhiệm trả cho NLĐ một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng một (01) tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm có quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ;

(ii) Thời gian làm việc thực tế của NLĐ được tính theo năm, trường hợp có tháng lẻ thì dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được làm tròn 01 năm làm việc; 

(iii) Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân 06 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ liền kề trước HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do công việc bị pháp luật cấm. Trường hợp tiền lương bình quân 06 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ liền kề trước HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do công việc bị pháp luật cấm thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm có quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ thì được tính bằng mức lương tối thiểu vùng;

12. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do nội dung của HĐLĐ hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của NLĐ, NSDLĐ và NLĐ có trách nhiệm giao kết HĐLĐ mới theo quy định của pháp luật về lao động:

(i) Quyền và lợi ích của mỗi bên được thực hiện theo NQLĐ, TƯLĐTT và quy định của pháp luật về lao động;

(ii) Riêng đối với nội dung quy định về tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, NQLĐ, TƯLĐTT đang áp dụng thì NSDLĐ có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong HĐLĐ vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của NLĐ nhưng tối đa không quá 12 tháng;

(iii) Thời gian người lao động bắt đầu làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ cho đến khi giao kết HĐLĐ mới được tính là thời gian làm việc cho NSDLĐ để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động./.

1.